RSS

Trò chơi dân gian nhảy lò cò



Trò chơi nhảy lò cò hay còn gọi là nhảy ngục dành cho các em thiếu niên, nhi đồng; có thể chơi từ 2 đến 5 người. Trò chơi nhằm rèn luyện chân tay khoẻ khoắn, dẻo dai.

Các em chọn chơi trên sân xi măng hay sân gạch rộng rãi, bằng phẳng, kẻ một hình chữ nhật chiều dài khoảng 4m, rộng khoảng 1m, kẻ một đường thẳng chia đôi chiều dài và kẻ 5 đường ngang chia hình chữ nhật làm 10 ô nhỏ, ở đầu hình chữ nhật kẻ một hình bán nguyệt (điểm giữa hình bán nguyệt gọi là tâm), cuối hình chữ nhật kẻ một đường ngang cách hình chữ nhật khoảng 1m (làm vạch đứng đi cái).


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian ném còn

Ném Còn - Trò chơi dân gian của dân tộc Thái

16 Tháng Sáu 2014

Ném còn là trò chơi dân gian của dân tộc Thái, được diễn ra khi mùa xuân đến hay dịp vui chơi sau cúng bản.....


   Ném còn là trò chơi dân gian của dân tộc Thái, được diễn ra khi mùa xuân đến hay dịp vui chơi sau cúng bản, tế mường. "Còn" được bà con làm bằng vải, những mảnh vải vụn cắt thành hình ô vuông, có cạnh khoảng 18cm, gấp chéo 4 góc vào nhau, bên trong nhồi bằng hạt bông hay hạt thóc biểu thị của sự cầu mong nảy nở sinh sôi. Dây còn cũng được khâu bằng vải, dài độ nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tạo thành biểu tượng như hình con rồng bay. Tiếng Thái gọi là "Cón cuống", mang niềm tin gửi gắm nơi con rồng đem lại sự phồn thịnh, hạnh phúc.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian kéo co

Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.   

Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi bịt mắt bắt dê

BỊT MẮT BẮT DÊ
Cách 1:
Đặc điểm trò chơi:
Rèn luyện thính giác, óc phán đoán. Cần một sân rộng vừa đủ cho số lượng người chơi
Đối tượng chơi:
Nhi đồng, thiếu nhi
Cách chơi:
Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác





  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi ô ăn quan


Bàn chơi là một hình chữ nhật, chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau, gọi là ô dân. Ở hai bên có 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài, gọi là ô quan. Quân chơi gồm hai loại quan và dân, được phân định nhờ kích thước (loại quan to hơn loại dân). Mỗi ô quan có 1 viên quan và mỗi bên có 25 viên dân chia đều cho 5 ô dân. Mỗi viên quan bằng 5 viên dân, được áp dụng trong cách quy đổi để tính điểm sau khi kết thúc chơi.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS