RSS

Trò chơi dân gian nhảy lò cò



Trò chơi nhảy lò cò hay còn gọi là nhảy ngục dành cho các em thiếu niên, nhi đồng; có thể chơi từ 2 đến 5 người. Trò chơi nhằm rèn luyện chân tay khoẻ khoắn, dẻo dai.

Các em chọn chơi trên sân xi măng hay sân gạch rộng rãi, bằng phẳng, kẻ một hình chữ nhật chiều dài khoảng 4m, rộng khoảng 1m, kẻ một đường thẳng chia đôi chiều dài và kẻ 5 đường ngang chia hình chữ nhật làm 10 ô nhỏ, ở đầu hình chữ nhật kẻ một hình bán nguyệt (điểm giữa hình bán nguyệt gọi là tâm), cuối hình chữ nhật kẻ một đường ngang cách hình chữ nhật khoảng 1m (làm vạch đứng đi cái).


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian ném còn

Ném Còn - Trò chơi dân gian của dân tộc Thái

16 Tháng Sáu 2014

Ném còn là trò chơi dân gian của dân tộc Thái, được diễn ra khi mùa xuân đến hay dịp vui chơi sau cúng bản.....


   Ném còn là trò chơi dân gian của dân tộc Thái, được diễn ra khi mùa xuân đến hay dịp vui chơi sau cúng bản, tế mường. "Còn" được bà con làm bằng vải, những mảnh vải vụn cắt thành hình ô vuông, có cạnh khoảng 18cm, gấp chéo 4 góc vào nhau, bên trong nhồi bằng hạt bông hay hạt thóc biểu thị của sự cầu mong nảy nở sinh sôi. Dây còn cũng được khâu bằng vải, dài độ nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tạo thành biểu tượng như hình con rồng bay. Tiếng Thái gọi là "Cón cuống", mang niềm tin gửi gắm nơi con rồng đem lại sự phồn thịnh, hạnh phúc.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian kéo co

Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.   

Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi bịt mắt bắt dê

BỊT MẮT BẮT DÊ
Cách 1:
Đặc điểm trò chơi:
Rèn luyện thính giác, óc phán đoán. Cần một sân rộng vừa đủ cho số lượng người chơi
Đối tượng chơi:
Nhi đồng, thiếu nhi
Cách chơi:
Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác





  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi ô ăn quan


Bàn chơi là một hình chữ nhật, chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau, gọi là ô dân. Ở hai bên có 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài, gọi là ô quan. Quân chơi gồm hai loại quan và dân, được phân định nhờ kích thước (loại quan to hơn loại dân). Mỗi ô quan có 1 viên quan và mỗi bên có 25 viên dân chia đều cho 5 ô dân. Mỗi viên quan bằng 5 viên dân, được áp dụng trong cách quy đổi để tính điểm sau khi kết thúc chơi.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Ném còn

Ném còn

Ném còn cũng là một trò chơi dân gian phổ biến còn tồn tại cho đến ngày nay. Trò chơi này thường  được tổ chức trong những ngày Tết, ngày hội của các cộng đồng của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc như: người Mông, Thái, Mường...
Địa điểm tổ chức của trò chơi này thường là một bãi đất bằng phẳng, người ta dựng một cây mai cao từ 9 -15 mét làm cột, trên đỉnh cột là một vòng tròn có đường kính khoảng 50 cm, dán giấy mỏng, một bên màu đỏ, một bên màu vàng tượng trưng cho âm dương.
Ôn lại những trò chơi dân gian trong ngày Tết thời xưa - Ảnh 3

Trò chơi ném còn của các dân tộc vùng Tây Bắc.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Cờ người

Chơi cờ tướng-cờ người


Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ nhân những lúc trà dư tửu hậu. Các cụ thường gặp nhau bên chén trà và mở bàn cờ tướng ra giải trí.

32 quân cờ chia thành hai phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu. Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Nhảy lò cò

Nhảy lò cò


Đây là trò chơi thường hay thấy xuất hiện tại các sân trường học nhiều năm trước đây. Người chơi sẽ chọn một khoảng sân rộng rãi, kẻ một hình chữ nhật, sau đó chia hình ra thành 7-10 ô tùy theo sở thích chơi của từng người, từng nhóm và đánh số thứ tự 1, 2, 3... vào những ô ấy.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Kéo co

Trò chơi dân gian: Kéo co


Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Leo cầu lấy thưởng

Leo cầu lấy thưởng
Qua cầu độc mộc và leo cột lấy thưởng

Trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để chiếc cầu đung đưa khó đi. Người ta treo giải thưởng trên cột. Đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã té xuống ao. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Nu na nu nống

Trò chơi : Nu na nu nống

Trò chơi : Nu na nu nống
a) Mục đích: Trẻ biết chơi cùng nhau, luyện kỹ năng đếm, phân biệt bên phải, bên trái, ở giữa, bên cạnh.
b) Cách chơi: 5-6 trẻ ngồi duỗi thẳng chân, cô cho trẻ đếm chân của mình, của bạ
n.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Nhảy dây

Nhảy dây
Những chiếc dây thun nối lại với nhau thành một sợi dài, sau đó người chơi sẽ oẳn tù tì để chọn ra 2 người thua cuộc cầm dây thun. Cách chơi nhảy dây thì vô cùng phong phú, đa dạng. Bạn có thể chơi nhảy dây theo kiểu từ thấp lên cao (từ bậc đầu gối, vạt áo, vai, đầu, nhón gót...), sau đó những người còn lại sẽ phải nhảy qua được sợi dây thun ở những bậc ấy. Người nhảy không được, hay nhảy đụng dây ở những bậc thấp sẽ vào thay thế cho 2 người cầm dây.
Nhung tro choi dan gian gan lien voi tuoi tho hinh anh 8

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Bắn bi

Bắn bi
Nếu Thảy gạch là trò chơi của con gái, thì bắn bi lại là trò chơi yêu thích của tất cả con trai. Những viên bi ve tròn, nhiều màu sắc khiến nhiều chàng trai mê tít. Nhiều bạn còn có hẳn một bộ sưu tập. Khả năng nhắm chính xác mục tiêu với những cự li khác nhau mang đến cho những teen boy giờ phút vui chơi hết sức vui vẻ. Đương nhiên người chiến thắng sẽ có những viên bi mình vừa bắn trúng của đối phương.
 Nhung tro choi dan gian gan lien voi tuoi tho hinh anh 3

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Chơi đu

Chơi đu
       
        Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.
        Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Đánh đáo


Trò chơi dân gian Việt Nam- Đánh đáo


* Cách chơi:
Người chơi dùng đồng tiền cái (đồng xu), sau đó khoét một lỗ tròn, sâu ngập nửa đồng xu, vạch thẳng một vạch trên mặt đất ngay phía dưới lỗ đáo, chạy sang hai phía độ 3m, làm ranh giới phía trên. Cách vạch đó độ 1,5m, vạch một vạch ngang trên mặt đất nữa để làm chỗ cấm không được để đầu bàn chân quá lên khi đứng chơi. Vạch này song hành với vạch trên. 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Cướp cờ

trò chơi dân gian Việt Nam Cướp Cờ

Những trò chơi dân gian Việt Nam
Những trò chơi dân gian Việt Nam
* Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Đi cà kheo

Trò chơi dân gian Việt Nam – Đi cà kheo


Đi cà kheo là một trò chơi đòi hỏi người chơi phải lấytrò chơi dân gian đi cà kheođược thế cân bằng, có bước đi chính xác, sức khoẻ tốt kết hợp nhịp nhàng cả chân lẫn tay. Để làm chủ được đôi cà kheo đòi hỏi một khoảng thời gian tập luyện, dài hay ngắn trùy theo sự khéo léo của mỗi người. Các cuộc thi cà kheo tại các vùng quê vào dịp Tết thường tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng

Trò chơi dân gian Việt Nam- Lộn cầu vồng 


a) Mục đích: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động theo nhịp điệu 
b) Cách chơi: Từng cặp trẻ đứng đối mặt nhau, tay cầm tay nhau rồi vừa đọc bài đồng dao 
trò chơi lộn cầu vồng vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Trốn tìm

Trò chơi dân gian Việt Nam- Trốn tìm

* Cách chơi:
– Người chơi cử 1 bạn đi tìm ( có thể xung phong), nhắm mắt thật kĩ ( có nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.
– Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” (hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5-10-15-20-….. -100); một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi tìm.
trốn tìm

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Đấu vật

Trò chơi dân gian: Đấu vật

Đấu vật rất phổ biến ở nhiều hội xuân miền Bắc và miền Trung. Trong hội làng Mai Ðộng (Hà Nội) có thi vật ở ngay trước bãi đình làng. Các đô vật ở các nơi kéo về dự giải rất đông. Làng treo giải vật gồm nhất, nhì, ba và nhiều giải khác.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ


Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Chi chi chành chành

Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành


Tác dụng: Trò chơi này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi. Bạn có thể biến tấu trò “Chi chi chành chành” thành trò chơi giữa hai người (bạn và con) để áp dụng cho bé khoảng 1 tuổi.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian: Ô ăn quan

Trò chơi dân gian: Ô ăn quan


Tác dụng: giúp bé làm quen với cách thức tính toán và rèn luyện tư duy sáng tạo.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Bịt mắt bắt dê

Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê


Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính phán đoán, định hướng.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Rồng rắn lên mây

Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây


Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính nhanh nhẹn, linh hoạt Ngoài ra còn dạy các bé tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Oẳn tù tì

Trò chơi dân gian: Oẳn tù tì

Trò chơi dân gian: Oẳn tù tì
Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai người ai là người được ưu tiên thì với trò Sình Sầm dễ phân biệt trước sau. 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trò chơi dân gian : Mèo đuổi chuột

Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Đấu vật tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin chung[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam,đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Các làng nổi tiếng với môn vật là:Trung Mầu (Gia Lâm), Vị Thanh (Vĩnh Yên). Mai Động (Hà Nội), Thức Vụ (Nam Định), Phong Châu, Đoan Hùng (Vĩnh Phú)...
Một sân đấu vật tại Hội Lim (Việt Nam)
Tại Việt Nam,một trân đấu có hai người vật nhau gọi là một keo vật, những thế vật gọi là "miếng". Một đô vật giỏi, không chỉ cần khỏe mà cần nhanh nhẹn để có thể thi thố những miếng vật bất ngờ mới đủ hạ được đối phương.
Theo phong tục Việt Nam(gọi là lệ), muốn thắng phải vật cho đối phương "ngã ngựa trắng bụng" hay "lấm lưng trắng bụng" hoặc nhấc bổng được đối phương lên.
Vật tại Việt Nam thường tổ chức dưới dạng các hội vật vào tháng Giêng âm lịch. Vật có nhiều giải phụ và ba giải chính. Những giải phụ gọi là giải hàng dành cho ai thắng một keo vật bất kỳ. Những giải chính hàng năm đều có người giữ với điều kiện người đó phải thắng trong suốt thời gian mở hội.
Người phá giải là người vật thắng người giữ giải năm trước, tuy nhiên phải vật ngã thêm một số đô vật tham gia khác thì mới gọi là thắng giải.

Diễn biến chung của một keo vật[sửa | sửa mã nguồn]

Đô vật khi dự vật mình trần trùng trục và chỉ đóng một chiếc khố. Trước khi vật, hai đối thủ cùng nhau lên đài, múa tay co chân, đi lại rình miếng lẫn nhau. Sau đó hộ xông vào nhau ôm lấy nhau mà vật.
Có hai người làm nhiệm vụ phất cờ và đánh trống trong lúc các đối thủ vật nhau. Người đánh trống cầm một chiếc trống khẩu ghé vào tai các lực sĩ đánh ba tiếng một như để khuyến khích thúc giục. Người phất cầm cờ cán dài để ngăn cản người xem khỏi lấn vào sân vật và phất cờ theo nhịp trống khi có người thắng cuộc để cổ động người thắng.
Lúc vật, khi biết mình bị " bắt bài" (gọi là lỡ miếng), đô vật liền nằm bò sát đất, mặc cho đối phương vằn bốc nhằm tránh bị nhấc khỏi mặt đất, và chỉ nhổm dậy khi đối phương hở cơ.
Hai loại tấn công chủ đạo của vật Việt Nam là những miếng ngáng, miếng đệm làm cho đối phương ngã xuống và những miếng bốc để nhấc bổng đối thủ lên.
Đối với ba giải chính, phá xong mỗi giải, hoặc do người giữ giải đã vật đủ số người theo lệ định, hoặc do người phá giải đã toàn thắng, dân làng thường đốt một bánh pháo toàn hồng để mừng.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS